Vụ những cuộc thổi giá gói thầu tại EVN – SPC: Mấu chốt từ sự chỉ đạo lập dự toán ?

Dựa vào kết quả khảo sát thực tế, đánh vào tâm lý nhà thầu sẽ không tham gia những gói thầu không có lợi nhuận. Đặc biệt, các gói thầu có vốn vay được hỗ trợ từ nguồn ODA có những quy định riêng. Nên cứ từ từ rồi “ông sẽ tính toán” cho mày đội giá lên bao nhiêu?

Với một Tổng công ty điện lực vùng, quản lý rất nhiều khu vực trọng yếu về cung cấp dịch vụ điện. Tổng công ty điện lực Miền Nam có không ít gói thầu có giá trúng thầu vượt xa giá gói thầu theo kế hoạch được duyệt khiến dư luận lo ngại và đặt câu hỏi nghi vấn liệu có gì bất thường ở những cuộc thầu này hay không?.

Việc Ban Quản lý đấu thầu của tổng công ty điện lực Miền Nam, vừa công bố những kết quả liên tiếp lựa chọn nhà thầu, các gói thầu thuộc dự án xây dựng và lắp đặt VTTB công trình đường dây sử dụng nguồn vốn ODA, vay vốn của của Chính phủ Đức trên cơ sở Hiệp định khoản vay (Loan Agreement) thỏa thuận giữa Chính Phủ Việt Nam và Chính Phủ Đức được đại diện hai bên là Bộ Tài Chính của Việt Nam và Ngân hàng Tái Thiết Đức (KfW) ký vào ngày 10/6/2016. Đi kèm với Hiệp định vay, là Hiệp định riêng (Separate Agreement) đã được thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính Phủ Đức đại diện ký kết là Ngân Hàng tái Thiết Đức và tập đoàn điện lực EVN cùng với 03 Tổng công ty Điện lực miền. Ngay lập tức Ban quản lý đấu thầu, của tổng công ty SPC được ngay sự chỉ đạo, phải viết ra các gói thầu có giá rất thấp và sát với giá của thị trường, để các nhà thầu nhận thấy không có lợi về mặt kinh tế và rút lui.

Quyết định phê duyệt dự toán gói thầu do ông Phạm Ngọc Lễ - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty điện lực miền Nam ký phê duyệt. Ảnh: IT

Quyết định phê duyệt dự toán gói thầu do ông Phạm Ngọc Lễ – Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty điện lực miền Nam ký phê duyệt. 

Tiếp đó, các đơn vị “quân xanh” sẽ tham gia nộp hồ sơ và ngay lập tức các gói thầu trên sẽ được hiệu chỉnh giá. Nếu các gói thầu quan trọng, không có nhà thầu nộp đủ hồ sơ theo quy định, thì phải huỷ thầu để hiệu chỉnh giá, rồi tổ chức đấu thầu lại theo quy định. Tổng công ty điện lực Miền Nam phải biết Ngân hàng tái thiết Đức là nhà tài trợ, cho vay vốn ưu đãi. Nhưng vay thì vẫn phải trả tiền, chứ không phải khoản tài trợ vốn không hoàn lại. Nên việc làm gây thất thoát cho ngân sách của nhân dân, là một việc làm vi phạm pháp luật nghiêm trọng cần lên án.

Tổng công ty điện lực Miền Nam dựa vào vay vốn ODA có những quy định riêng, để làm trái quy định của nhà nước quây thầu, cho trúng thầu vượt giá, nhằm trục lợi là vi phạm về luật phòng chống tham nhũng. Không thể giải thích rằng những việc làm của chúng tôi đã được sự đồng ý của nhà tài trợ chúng tôi mới thực hiện. Vì nhà tài trợ là người cho vay. Đặc biệt, đây là uy tín của một quốc gia đứng ra vay vốn để xây dựng đất nước. Nguồn vay này bắt buột phải trả, chứ chúng ta không thể “quỵt” nên Tổng công ty điện lực Miền Nam không thể bảo “họ đã đồng ý”.

Việc viết ra một gói thầu, rồi điều chỉnh vượt mức tăng lên hàng chục tỉ đồng, là một việc làm không thể chấp nhận được. Đề cập về việc giá trúng thầu vượt giá gói thầu W4 tới gần 4 tỷ đồng, gói thầu W7 tới gần 10 tỉ đồng. Thì theo một văn bản gởi báo chí của tổng công ty điện lực Miền Nam lại nêu là, do một số gói thầu có giá trúng thầu chênh với giá gói thầu là vì giá cả thị trường có sự biến động buộc phải phê duyệt lại dự toán để đảm bảo hiệu quả triển khai. Đồng thời văn bản còn nêu chúng tôi đã được sự đồng ý của nhà tài trợ. Vậy nhà tài trợ là nhà cho vay hay là nhà cho không?

Bên cạnh đó, từ những gói thầu có nhiều sai phạm này, phóng viên đã tìm hiểu được tại tổng công ty điện lực Miền Nam có nhiều gói thầu cho “quân xanh” làm trước rồi mới tiến hành tổ chức đấu thấu?! Đặc biệt, những gói thầu này đều do Ban này làm, bên mời thầu cũng có giá trúng thầu cần phải đưa ra ánh sáng. Quá trình lựa chọn những gói thầu này rất công khai, minh bạch thì tại sao lại cho thi công trước rồi mới tổ chức đấu thầu.

Theo chia sẻ của một chuyên gia về lỉnh vực đấu thầu cho biết: Luật Đấu thầu đã quy định rõ về giá gói thầu. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết. Cũng theo chuyên gia kinh tế, công tác lập dự toán có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả của các gói thầu/dự án. Vậy Vai trò quan trọng của công tác lập dự toán chi phí thì Ban quản lý đấu thầu sẽ phải là những chuyên gia chứ tại sao lại phải viết đi, viết lại?

Những cú chấm thầu ngoạn mục của Ban quản lí đấu thầu Tổng công ty điện lực Miền nam. Ảnh: IT

Những cú chấm thầu ngoạn mục của Ban quản lí đấu thầu Tổng công ty điện lực Miền nam.

Nhấn mạnh vai trò của công tác lập dự toán chi phí trong xây dựng công trình, tại một hội thảo của ngành xây dựng tổ chức mới đây, đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản khẳng định, công tác lập dự toán chi phí có vai trò rất quan trọng. Do đó, công tác này phải được thực hiện một cách cẩn thận, có liên kết chặt chẽ với chỉ dẫn kỹ thuật, công trường xây dựng, môi trường xây dựng, thời gian xây dựng và các biện pháp thi công. Dự toán chi phí là cơ sở quan trọng để xác định giá công trình, đảm bảo hiệu quả sử dụng ngân sách. Tuy nhiên, có thể tại Việt Nam, hệ thống dự toán chi phí hiện hành đã trở nên lạc hậu so với thế giới và cần được cải tiến để phù hợp. Vậy Ban quản lý đấu thầu của tổng công ty điện lực Miền Nam cũng nên thay ông trưởng ban khác có năng lực hơn. Chứ ông Lê Trường Vũ ngồi ghế này thì không còn theo kịp xu thế của thị trường cũng nên!

Luật Đấu thầu đã quy định rõ về giá gói thầu. Cụ thể là Điểm a, Khoản 2, Điều 35 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định, giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết.

Nguyễn Xuân Đào, nguyên Phó Cục trưởng Cục quản lý đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: “ về tình trạng nhiều gói thầu có giá trúng thầu chênh lệch so với giá gói thầu,đó là do gói thầu có sự thay đổi về quy mô, tính chất hoặc giá cả thị trường có sự biến động. Trong trường hợp gói thầu không có sự thay đổi về quy mô, tính chất hoặc giá cả thị trường không có sự biến động bất thường thì việc giá trúng thầu cao hơn giá gói thầu là khó chấp nhận được”.

Vậy, với việc liên tiếp nhiều gói thầu sử dụng vốn vay của quốc tế đang có dấu hiệu của một thế lực ngầm “thao túng” làm cho các gói thầu đều đội giá một cách bất thường. đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước như Thanh tra chính phủ, Bộ Công An…nên nhanh chóng vào cuộc, tập đoàn điện lực Việt Nam nên kiểm tra để làm sáng tỏ vụ việc trên. Tránh gây thất thoát ngân sách của nhà nước, gây mất lòng tin trong quần chúng nhân dân vì thời gian gần đây ngành điện đang có quá nhiều điều tiếng gây mất lòng tin của người dân.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp thông tin đến bạn đọc.

Kỳ tiếp theo: Làm rỏ những gói thầu làm trước – đấu thầu sau tại SPC

Theo Nhóm PVMN/Pháp Luật

TIN LIÊN QUAN

QUAN TÂM

TIN NGÀY