Khi việc làm không minh bạch của người cố tình chiếm đoạt thương hiệu bị phanh phui, thì cũng là lúc chính hiệu “Bò tơ dã chiến” 116 Hùng Vương phải đối phó với rất nhiều hình thức cạnh tranh không lành mạnh, dưới nhiều hình thức và mức độ thiệt hại ngày càng trầm trọng.
Bên cạnh những vấn nạn chiêu trò cũ mà đối thủ có thể làm như là nhái thương hiệu, làm giả sản phẩm, vi phạm bản quyền, hạ giá, chia phần trăm cho cò dẫn khách,… thì đối thủ đã lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin để “mua” từ khoá thương hiệu trên mạng internet. Sự việc này làm khách hàng bị cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm, khiến người tử tế nhiều phen điêu đứng trên thương trường. Ngoài ra, bên chiếm dụng thương hiệu còn dùng người có sức ảnh hưởng đến review, quảng cáo và khẳng định mình như người bị oan trên mạng xã hội.
Như đã nhắc ở bài trước, sau khi phát hiện ra người anh em cố tình chiếm dụng thương hiệu của mình. Đầu năm 2022, vợ chồng ông Trần Thế Hùng và vợ là bà Nguyễn Thị Thu Hiền đã lấy lại quán và tự kinh doanh như trước. Và mọi chuyện khúc mắt xuất hiện từ đây.
Vợ chồng ông Trần Thế Hùng cho biết: Quán số 118 Hùng Vương đã cho người sang đánh nhân viên của “Bò tơ dã chiến” chính hiệu của ông vào tháng 3/2022 để chiếm địa bàn kinh doanh. Hành động này đã được Công an phường 11 ra quyết định xử phạt 6.500.000 đ. Tiếp tục quán số 118 Hùng Vương lại cho người sang đổ rác thải bẩn trước. Hành động này đã được camera an ninh lưu lại và được UBND phường 11, thành phố Đà Lạt xử phạt vi phạm hành chính vào tháng 4/2022. Đỉnh điểm là việc người của quán số 118 Hùng Vương sang quán chính chủ của vợ chồng ông đánh người, gây rối trật tự công cộng và manh động hơn là dùng súng tự chế bắn vào quán của vợ chồng ông. Vụ này đã gây chấn động mọi người và cũng đã được cơ quan chức năng của thành phố Đà Lạt điều tra, xử lý theo quy định.
Mới đây nhất, theo phản ánh của thương hiệu “Bò tơ dã chiến”: Khi khách đến du lịch Đà Lạt có nhu cầu tìm đến thưởng thức đặc sản bò Đà Lạt thì nghĩ ngay đến Bò tơ dã chiến thương hiệu 116 Hùng Vương. Tuy nhiên, khi lên Google tìm kiếm địa chỉ “Bò tơ dã chiến” thì kết quả hiển thị rất nhiều về “bò tơ dã chiến” của địa chỉ 118 Hùng Vương và khẳng định đây là quán gốc, khiến khách hàng có nhu cầu không biết đâu là “Bò tơ dã chiến” thật đâu là “bò tơ dã chiến” giả.
Khẳng định với phóng viên – vợ chồng ông Trần Thế Hùng còn cho biết: “Bò tơ dã chiến” là nhãn hiệu thuộc sở hữu của Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Thu Hiền theo đơn đề nghị từ tháng 4 năm 2017. Đồng thời đã được cục Sở hữu trí tuệ thẩm định và cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số: 314016 vào tháng 02/2019. Về nguyên tắc sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu “Bò tơ dã chiến” đã được cấp cho Hộ kinh doanh của bà Nguyễn Thị Thu Hiền thì không thể cấp cho một cá nhân hay đơn vị khác. Do đó, việc cố tình sử dụng nhãn hiệu “Bò tơ dã chiến” cho việc kinh doanh để cạnh tranh là đang gây nhầm lẫn trầm trọng cho khách hàng.
Việc đánh lừa dư luận, dẫn dắt câu chuyện theo chiều hướng khác, đồng thời dùng các chiêu trò để cạnh tranh của chủ quán 118 Hùng Vương là một việc làm đáng lên án. Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình, thương hiệu “Bò tơ dã chiến” 116 Hùng Vương chính thức gửi đơn đề nghị các cơ quan chức năng xử lý vi phạm liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tờ đơn đã được gửi đến hàng loạt các cơ quan quản lý nhà nước và Thanh tra Bộ Khoa học Công nghệ, yêu cầu xử lý tình trang quán nhái 118 Hùng Vương, Tp. Đà Lạt chấm dứt tình trạng này và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Theo Tạp chí Nông thông và phát triển: https://nongthonvaphattrien.vn/lam-dong-lo-dien-nhung-chieu-tro-cua-doi-thu-thuong-hieu-bo-to-da-chien-a4347.html