Tính đến năm 2021, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của Liên hợp quốc về quyền con người và là thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế trong việc bảo đảm các vấn đề về nhân quyền. Các thành tựu về nhân quyền được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, y tế, văn hóa…Trong các thành tựu về quyền về con người của Việt Nam, quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân luôn được ưu tiên hàng đầu bởi mỗi cá nhân khi được chăm sóc tốt về sức khỏe thì mới có thể thụ hưởng và thực hiện được các quyền cơ bản khác.
Tại Việt Nam, quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân được ghi nhận trong các Công ước quốc tế mà Chính phủ ký kết và tham gia; đồng thời, được ghi nhận trong Hiến pháp và nhiều đạo luật như: Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989, Luật Khám, chữa bệnh năm 2009, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014, Luật Dược năm 2016… Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để bảo đảm việc thực hiện quyền chăm sóc sức khỏe của toàn dân. Chính vì điều đó, Tạp chí Sức khỏe Cộng đồng luôn thực hiện những chiến dịch tuyên truyền bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là sức khỏe của chị em phụ nữ trong bối cảnh hiện nay.
Với vẻ ngoài xinh đẹp, rạng rỡ, phụ nữ sẽ trở nên tự tin. Chính vì thế, việc giao tiếp cũng như công việc sẽ trở nên trôi chảy, hanh thông hơn. Đó là lý do ngoài thời gian chăm sóc gia đình, phụ nữ hiện đại không ngần ngại bỏ thời gian và chi phí để phục vụ cho việc làm đẹp, chăm sóc bản thân.
Nắm bắt xu hướng ấy, các dịch vụ làm đẹp ngày càng nở rộ từ thành thị đến nông thôn. Các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp xuất hiện ngày càng nhiều, tuy nhiên để chị em phụ nữ lựa chọn một cơ sở làm đẹp uy tín, chất lượng hiện nay rất khó khăn, bởi “vàng thau lẫn lộn”, rất nhiều chủ các cơ sở kinh doanh làm đẹp chỉ chú tâm đến việc lợi nhuận của bán hàng mà xem nhẹ chất lượng dịch vụ. Chính vì thực trạng chạy theo lợi nhuận mà có rất nhiều sự cố làm đẹp xảy ra như: tai biến sau phẫu thuật, tử vong khi nâng ngực, hút mỡ bụng…
Để phục vụ cho công tác tuyên truyền về bảo vệ sức khỏe cộng đồng chị em phụ nữ, chiều ngày 29/06/2023, Bệnh viện Thẩm mỹ Hiệp Lợi Tp. HCM (số 128 – 130 đường Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, TP. HCM) phóng viên Tạp chí Sức khỏe Cộng Đồng có buổi làm việc với người đại diện phát ngôn của Bệnh viện Thẩm mỹ Hiệp Lợi để nắm bắt thông tin.
Được biết, Bệnh viện thẩm mỹ Hiệp Lợi đã và đang cung cấp các dịch vụ làm đẹp như: Phẫu thuật nâng ngực, nâng mũi, hút mỡ bụng… Bác sĩ Phan Hiệp Lợi – Giám đốc bệnh viện, là bác sĩ chuyên khoa cấp 2 Ngoại khoa và có hơn 20 năm trực tiếp làm việc trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên khi tiếp xúc với phóng viên – người đàn ông tự xưng là Giám đốc Bệnh viện Thẩm mỹ Hiệp Lợi lại có thái độ rất căng thẳng, không muốn hợp tác. Đặc biệt trong giờ hành chính, bác sỹ không mặc áo blouse, không đeo bảng tên. Cũng đồng thời có một phụ nữ xưng là thành viên Hội đồng Quản trị của bệnh viện, tên Quách Lan Khanh (là quản lí Bệnh viện) cho đến hàng chục cô tiếp tân tại cơ sở không ai đeo bảng tên?
Theo quan sát của phóng viên, bảng niêm yết giá dịch vụ, bệnh viên này cũng không treo, khi được hỏi thì bà Khanh lại hỏi mấy bạn tiếp tân, để bảng niêm yết giá ở đâu, đi tìm để mang ra. Sau 20 phút chúng tôi cũng không nhìn thấy bảng giá! Điều này đặt ra câu hỏi: có khuất tất gì không? Khi mỗi ngày khách hàng đến sử dụng dịch vụ của bệnh viện này với chi phí không hề nhỏ: Từ vài triệu đến vài trăm triệu, tùy vào nhu cầu và điều kiện kinh tế, vấn đề khỏe đẹp của từng chị em phụ nữ, mà họ chấp nhận bỏ chi phí để thực hiện các ca phẫu thuật làm đẹp. Chính vì sự không khách quan minh bạch, công khai của bệnh viện ở một số quy định bắt buộc: đeo bảng tên, niêm yết giá… sẽ làm phương hại tới quyền lợi của khách hàng.
Đặc biệt, khi trao đổi về một số nội dung thông tin phóng viên cần biết, bà Khanh cho biết: Bệnh viện không xuất hóa đơn thuế thu nhập cá nhân cho khách hàng?! Một số tiền thuế “khổng lồ” hơn chục năm nay, Bệnh viện này không xuất hóa đơn. Vậy họ kê khai thuế như thế nào? Chưa kể đến các loại máy móc, thiết bị y tế đang thực hiện hỗ trợ cho phẫu thuật, làm đẹp có phải là hàng hóa nhập khẩu chính chuẩn chất lượng hay không? Có dấu hiệu trốn thuế không?
Thiết nghĩ, càng những cơ sở làm đẹp lớn, các chủ cơ sở cần phải khách quan, minh bạch, để bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp cho khách hàng. Khi được hỏi về quá trình quảng cáo, thăm khám tại nơi đây không đúng như quy định của pháp luật như: quảng cáo sai sự thật, tự ý đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá vi phạm luật cạnh tranh, sử dụng nhân viên không có chuyên môn tư vấn, thăm khám sai quy định, nhân viên không đeo bảng tên, không có bảng giá niêm yết… bà Khanh liền nói: “ giá phẫu thuật hầu hết là do cơ sở tự đưa ra, nhân viên sẽ tuỳ theo dạng khách để tự quyết giá… Còn hôm nay do nhân viên mới ngủ dậy, nên quên đeo bảng tên?
Người đàn ông xuất hiện hùng hổ giới thiệu mình là Giám đốc bệnh viện nhưng không đeo bảng tên và mặc áo Blouse theo quy định.
Khi Phóng viên đề cập đến vấn đề nguồn gốc xuất xứ của các trang thiết bị y tế như: Máy móc phục vụ cho công tác xét nghiệm, kiểm tra tầm soát trước khi phẫu thuật và cũng như các vật tư y tế dùng trong phẫu thuật, như túi ngực được mua và quản lý như thế nào? Bà Khanh đều khẳng định có hoá đơn chứng từ và có hợp đồng nguyên tắc cung cấp, nhưng đã lâu rồi nên thất lạc, không nhớ là đang còn lưu tại bệnh viện hay không?
Câu hỏi ở đây Bệnh viện Thẩm mỹ Hiệp lợi sẽ quản lý thu chi như thế nào? Hoá đơn, chứng từ để chứng minh các sản phẩm dùng vào việc phẫu thuật thẩm mỹ như đặt túi ngực, làm sụn sóng mũi.. là hàng trôi nổi trên thị trường, là hàng Trung Quốc hay là sản phẩm đã được cấp phép nhập khẩu và lưu hành theo quy định?
Người đàn ông ném giấy giới thiệu phóng viên xuống bàn và cho rằng đây là giấy giả.
Việc nghiên cứu các thông tin, số liệu từ thực tế, để có những bài viết tuyên truyền cho người dân cập nhật thêm những kiến thức bổ ích phục vụ trong cuộc sống hằng ngày là rất cần thiết. Tuy nhiên quá trình phóng viên tiếp cận thông tin tại Bệnh viện Hiệp Lợi, thì Giám đốc Bệnh viện từ chối cũng cấp các chứng từ, thông tin nhằm che dấu những hoạt động chưa được công khai cho khách hàng và công chúng.
Thực trạng báo báo động về các đơn vị hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ chui, thẩm mỹ không đầy đủ quy trình các bước xét nghiệm, không thực hiện tầm soát kiểm tra tiền phẫu thuật theo quy định, dẫn đến biến chứng, thậm chí là tử vong. Nhằm bảo vệ sức khoẻ của người dân về tình hình loạn cơ sở quảng cáo một đằng, làm một nẻo, sử dụng các công nghệ lạc hậu, máy móc, trang thiết bị vật tư y tế không rõ nguồn gốc xuất xứ, dùng hàng trôi nổi để lừa đảo, trục lợi… thì rất cần xã hội lên tiếng, các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, xử lí triệt để các hành vi sai trái, để bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người dân.
Trao đổi vụ việc với luật sư Nguyễn Tri Đức – CTy Luật 360 thuộc Đoàn Luật sư TP. HCM:
“Do liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người,các cơ quan quản lý nhà nước về chuyên ngành đã có những quy định cụ thể về việc thành lâp và hoạt động đối với tất cả loại hình cung cấp dịch vụ thẩm mỹ. Hiện nay, hành lang pháp lý về quản lý các loại hình dịch vụ liên quan đến các hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm mỹ đối với Thẩm mỹ viện, Bênh viện thẩm mỹ đã đầy đủ, cụ thể. Ngoài qui định pháp luật về khám chữa bệnh, Bộ Y tế cũng đã có Quyết định Số: 3449/QĐ-BYT – Tài liệu hư ớng dẫn quy trình kỹ thuật phẫu thuật tạo hình- thẩm mỹ, cùng nhiều qui định pháp luật khác trong việc quản lý ,chế tài đối với những sai phạm trong quá trình hoạt động của các cá nhân, cơ sở, Bệnh viện thẩm mỹ như Nghị định 109/2016/NĐ-CP, Nghị định số: 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP cùng các văn bản pháp luật khác đã quy định rõ về việc chế tài xử phạt đối với các vi phạm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thẩm mỹ …v v.
Luật sư Nguyễn Tri Đức.
Song song với việc các tổ chức, cá nhân kinh doanh, hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm mỹ phải tuân thủ các qui định pháp luật, ngoài ra phải nghiêm chỉnh chấp hành qui định về chế độ kế toán và nghĩa vụ thuế, sử dụng trang thiết bị vật tư y tế có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tuân thủ việc quảng cáo đúng với giấy phép và phạm vi hành nghề của tổ chức cá nhân, nghiêm cấm mọi trường hợp quảng cáo các dịch vụ không không nằm trong danh mục dịch vụ được cấp phép kinh doanh, quảng cáo không đúng sự thật lừa dối khách hàng v.v. Do đó chúng tôi cho rằng các cơ quan quản lý nhà nước về chuyên ngành cần phải quản lý nghiêm về mọi mặt, thực thi việc kiểm tra chặt chẽ để kịp thời xử lý những vi phạm loại trừ những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Đó là điều vô cùng cấp thiết ! Qua đó loại trừ triệt để những thực trạng đã xảy ra nhiều vụ việc các dịch vụ thẩm mỹ “chui, hoăc các cơ sở, cá nhân không đủ điều kiện hoạt động, hành nghề đã tự ý cung cấp loại hình dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ trái với luật định, phạm vi hành nghề được cấp phép, cùng nhiều hành vi vi phạm khác, dẫn đến những hệ lụy cho tính mạng sức khỏe người dân với nhiều hậu quả đau lòng, đó là điều cần thiết !”.
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Nghi-dinh-117-2020-ND-CP-quy-dinh-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-y-te-398159.aspx
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-3449-QD-BYT-2018-tai-lieu-Huong-dan-quy-trinh-ky-thuat-Phau-thuat-Tao-hinh-tham-my-383774.aspx https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Van-ban-hop-nhat-01-VBHN-BYT-2022-Nghi-dinh-xu-phat-hanh-chinh-linh-vuc-y-te-502169.aspx |
Theo tạp chí Sức Khỏe Cộng Đồng